Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

Hướng dẫn sử dụng Bollinger bands. Cách sử dụng hiệu quả?

Mục đích chính của Bollinger bands là giúp nhà kinh doanh xác định được rằng liệu tài sản có được định giá hợp lý hay không, và giá cả trên thị trường là ổn định hay sẽ thay đổi theo các mức độ khác nhau. Điều này sẽ rất hữu ích đối với các nhà đầu tư bởi nó giúp họ biết được họ có đang trả giá hợp lý cho tài sản đó hay không, liệu giá của tài sản có quá cao, hay đây có phải là một cái giá có thể mang lại lợi nhuận cho họ trong tương lai.

BOLINGER BANDS LÀ GÌ?

Bollinger bands, được phát triển bởi John Bollinger vào năm 1983, không phải là cách duy nhất để đo lường sự biến động giá. Tuy nhiên, nó được xem là một công cụ hiệu quả để phân tính sự biến động về giá cả so với các công cụ khác, bao gồm phân tích những xu hướng cơ bản và các chỉ số như chỉ báo stochastics, đường trung bình (moving average) hội tụ và phân kì, các mô hình sóng và chênh lệch giá.

Hệ thống đo lường của công cụ này dựa trên sự biến động về giá. Trong hệ thống này có ba thành phần cơ bản: dải trên, dải dưới và dải giữa, trong đó dải giữa dựa trên đường trung bình giá, dải trên và dải dưới dựa trên độ lệch chuẩn giữa giá và đường trung bình. Độ lệch chuẩn là một phép đo toán học của việc các con số trong một nhóm lệch bao nhiêu so với mức trung bình của nhóm số đó, và các con số ở đây chính là giá cả.

Trong hầu hết các hệ thống phân tích, nhà kinh doanh có thể thay đổi các giai đoạn, được sử dụng trong việc tính toán các chỉ số, theo ý muốn của họ trên trục hoành thời gian, từ đó làm thay đổi độ lệch chuẩn. Vùng giới hạn giữa dải trên và dải dưới được biết đến như một “đường bao”, đây là phạm vi hoạt động của phần lớn các đường giá.

SỬ DỤNG BOLINGER BANDS NHƯ THẾ NÀO?

Một xu hướng giá hẹp theo hướng của dải trên hoặc dải dưới được xem là một xu hướng mạnh. Các nhà phân tích đặc biệt chú ý đến giá đang có xu hướng di chuyển đến gần dải trên hoặc dải dưới. Giá khi gần dải trên thì được xem là “quá mua” và có triển vọng bán tốt. Tương tự, giá khi gần dải dưới thì được xem là “quá bán” và có triển vọng mua tốt.

DẤU HIỆU GIAO DỊCH “ĐỈNH “VÀ “ĐÁY”

Hệ thống phân tích Bollinger sử dụng mô hình trực quan để xác định xem khi nào thị trường đạt mức giá cao hay thấp. Một trong những dấu hiệu chính của xu hướng giá là mô hình theo dạng chữ “W” cho đáy và “M” cho giá đỉnh của thị trường. Khi giá của một tài sản chạm mức mà nhà kinh doanh cho là đáy trên biểu đồ, họ sẽ đợi cho giá quay lại mức đó theo hình dạng chữ “W” để chắc chắn rằng giá của tài sản đó sẽ không giảm hơn nữa.

Khi giá tăng cao ở phần giữa trước khi giảm xuống lần thứ hai trong mô hình “W” được gọi là điểm “đột phá”. Nếu giá tăng trở lại sau lần giảm thứ hai của mô hình này thì giá được xem là đã thoái khỏi xu hướng giảm và bắt đầu một xu hướng tăng mới. Ngược lại như vậy đối với mô hình “M”. Nếu giá đang tăng lại có xu hướng giảm xuống, các nhà phân tích sẽ quan sát và tìm kiếm sự lặp lại của quá trình trên trong mô hình “M”. Khi giá giảm xuống dưới điểm “đột phá” ở lần giảm thứ hai trong mô hình trên thì giá đó sẽ bắt đầu một xu hướng giảm mới.

Việc giá vượt qua dải trên hoặc dải dưới của Bollinger Bands không nhất thiết được xem là một “tín hiệu” của sự biến động giá mới. Các nhà phân tích lưu ý rằng giá thường xuyên hướng dọc theo những đường giá và thỉnh thoảng thì vượt ra khỏi những đường này. Khi điều này xảy ra, biến động đó được gọi là “tag” cho biết giá đang ở mức đỉnh hay đáy trong một xu hướng giá ngắn hạn. Tuy nhiên, theo quan sát thì thường khi giá vượt quá dải trên hoặc dải dưới, nó sẽ trở về với giá trong vùng hướng về phía dải giữa.

Xu hướng biến động
Bollinger bands cũng được sử dụng để kiểm tra mức độ biến động tiềm năng của thị trường. Cụ thể, khi “đường bao” thu hẹp đáng kể thì nó được xem là một dấu hiệu cho thấy sự biến động sẽ sớm xảy ra trong tương lai. Điều này có thể giúp ích trong việc gợi ý cho các nhà đầu tư rằng cơ hội mua hoặc bán đang đến gần.

MỘT VÀI CHỈ SỐ KHÁC

Ngoài việc được sử dụng như một công cụ độc lập, Bollinger bands còn có thể phối hợp với các chỉ báo khác như chỉ báo xung lượng (momentum), khối lượng giao dịch (volume), trạng thái thị trường (sentiment), số lượng giao dịch đang mở (open interest) và dữ liệu liên thị trường (inter-market data)

Một chỉ số đặc biệt phổ biến thường được dùng với Bollinger bands là Relative Strength Index (RSI) đo lường mức độ thay đổi giá, được phát triển bởi J. Welles Wilder Jr. RSI được sử dụng để so sánh các chuyển động tăng của giá đóng cửa với chuyển động giảm trong một khoảng thời gian nhất định. Giống như các kĩ thuật về biểu đồ khác, chỉ số này có thể được sử dụng để tìm kiếm các dấu hiệu quyết định xu hướng thị trường giá lên (bull market), thị trường giá xuống (bear market), xu hướng đảo chiều và những sự điều chỉnh giá lớn khác.

The post Hướng dẫn sử dụng Bollinger bands. Cách sử dụng hiệu quả? appeared first on Siêu chợ chứng khoán Nududo.



source https://www.nududo.com/huong-dan-su-dung-bollinger-bands-cach-su-dung-hieu-qua/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét