Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019
Khối ngoại mua ròng trở lại Vnindex vượt 990 điểm trong phiên 31/7/2019
via https://youtu.be/0TFyiZUvftw
Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019
Hướng dẫn cách cài đặt FireAnt Metakit cung cấp data EOD và INTRADAY cho Amibroker
via https://youtu.be/jzqxnS3hcL4
Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019
Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019
Hướng dẫn cách cài đặt Amibroker và sử dụng vào phân tích kỹ thuật chứng khoán
Phần mềm chứng khoán Amibroker là bộ phần mềm có khả năng rất ưu việt, với khả năng phân tích cổ phiếu, chứng khoán và tài chính. Amibroker là phần mềm rất gọn nhẹ và không yêu cầu đòi hỏi cấu hình, việc cài đặt Amibroker cũng vô cùng đơn giản. Bài viết tôi sẽ hướng dẫn cách cài đặt Amibroker và sử dụng Amibroker như thế nào.
I. Hướng dẫn cách cài đặt Amibroker
Đầu tiên các bạn tải phần mềm chứng khoán Amibroker và code Amibroker tại đây: http://bit.ly/30DfiP2
Link thủ thuật sử dụng Amibroker: http://bit.ly/2Y5Ln5f
Link hướng dẫn add data cho Amibroker: http://bit.ly/2OpVzAY
Các bạn download phần mềm Amibroker về rồi tiến hành cài đặt và crack Amibroker, trong link tải phần mềm chúng tôi đã có hướng dẫn cách cài đặt khá cụ thể, hoặc các bạn có thể xem videos hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng theo videos dưới đây:
II. Hướng dẫn cách add data (dữ liệu) cho Amibroker
Các bạn add data cho Amibroker theo datafeed, datapro, datatick (chungkhoanso.com),… Chúng tôi đều có hướng dẫn ở trong link videos dưới đây:
Link hướng dẫn add data cho Amibroker: http://bit.ly/2OpVzAY
III. Cách sử dụng phần mềm Amibroker
Trong phần mềm Amibroker có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với phần mềm chứng khoán khác, nó có khả năng tùy biến, tối ưu điểm mua/bán theo ý mình. Ngoài ra nó có thể lọc được điểm mua/bán cổ phiếu, Amibroker còn có đầy đủ các chức năng như vẽ hỗ trợ Fibonaci, Fibonaci time zone…
Bài viết đã hướng dẫn các nhà đầu tư về cách sử dụng và cài đặt Amibroker chúng tôi chúc nhà đầu tư tham gia chứng khoán chiến thắng. Ngoài ra chúng tôi có bán code Amibroker lọc điểm mua/bán chính xác cao.
The post Hướng dẫn cách cài đặt Amibroker và sử dụng vào phân tích kỹ thuật chứng khoán appeared first on Siêu chợ chứng khoán Nududo.
source https://www.nududo.com/huong-dan-cach-cai-dat-amibroker-va-su-dung-vao-phan-tich-ky-thuat-chung-khoan/
Cách cài đặt và sử dụng Amibroker trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, cổ phiếu và tài chính
via https://youtu.be/0-FjusM95MA
Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019
Hướng dẫn cách sử dụng mây Ichimoku và cách sử dụng sao cho hiệu quả
Giới thiệu về mây Ichimoku
Mây Ichimoku còn được biết đến với tên Ichimoku Kinko Hyo, là một chỉ báo đa tác dụng để xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, xác định xu hướng, đo xung lượng và cung cấp tín hiệu giao dịch. Ichimoku Kinko Hyo nghĩa là “Đồ thị với một cái nhìn cân bằng”. Với một cái nhìn, các nhà vẽ đỗ thị có thể xác định xu hướng và tìm tín hiệu tiềm ẩn trong xu hướng đó.
Chỉ báo này được phát triển bởi Goichi Hosada, một nhà báo và công bố trong cuốn sách của ông năm 1969. Mặc dù, mây Ichimoku dường như phức tạp khi xem trên đồ thị, nó thực sự là chỉ báo rõ ràng mà dễ sử dụng. Sau tất cả, nó được tạo bởi một nhà báo không phải một nhà khoa học về tên lửa. Hơn nữa, các khái niệm dễ hiểu và tín hiệu dễ được xác định.
Các thành phần cấu tạo nên mây Ichimoku
Bốn trong năm đường trong mây Ichimoku dựa trên trung bình của đỉnh và đáy trong một thời gian xác định. Ví dụ, đường thứ nhất đơn giản là trung bình của mức đỉnh trong 9 ngày và mức đáy trong chín ngày. Trước khi máy tính được ứng dụng rộng rãi, nó được tính dễ hơn so với tính trung bình động 9 ngày. Mây Ichimoku bao gồm năm đường:
- Các sàn forex uy tín nhất tại Việt Nam và thế giới
- Cách chơi forex – Hướng dẫn đầu tư forex chi tiết
- Cách kiếm tiền từ forex – Những ý tưởng tuyệt vời dành cho bạn!
Tenkan-sen (Đường tín hiệu/Đường đảo chiều) (Conversion Line):
Công thức tính: Tenkan-sen = ((Đỉnh trong 9 thời đoạn + đáy trong 9 thời đoạn)/2)).
Tùy chỉnh mặc định là 9 thời đoạn và có thể điều chỉnh được. Trên một đồ thị ngày, đường này là điểm giữa của vùng đỉnh và đáy 9 ngày.
Kijun-sen (Đường xu hướng) (Base Line):
Công thức tính: Kijun-sen = (Mức đỉnh trong 26 thời đoạn + Mức đáy trong 26 thời đoạn)/2))
Tùy chỉnh mặc định là 26 thời đoạn và có thể điều chỉnh được. Trên đồ thị ngày, đường này là điểm giữa của vùng đỉnh và đáy trong 26 ngày.
Senkou Span A (Đường dẫn A) (Leading Span A):
Công thức tính: Senkou Span A = ((đường tín hiệu + Đường xu hướng)/2)).
Đây là điểm giữa của đường xu hướng và đường tín hiệu. Đường dẫn A tạo thành một trong hai đường ranh giới của đám mây. Nó mang nghĩa “dẫn dắt” bởi vì nó được xác định bởi 26 thời đoạn trong tương lai và tạo thành đường ranh giới nhanh hơn của đám mây. (Ví dụ: giá trị đường dẫn A tại ngày N là trung bình cộng giá trị đường tín hiệu và đường xu thế ở ngày N – 26 hay nói cách khác trung bình đường tín hiệu và đường xu hướng ở ngày N sẽ được thể hiện ở ngày N + 26).
Senkou Span B (Đường dẫn B) (Leading Span B):
Công thức tính: Senkou Span B = ((Mức đỉnh trong 52 thời đoạn + Mức đáy trong 52 thời đoạn)/2)).
Trên đồ thị ngày, đường này là điểm giữa của vùng đỉnh – đáy trong 52 thời đoạn. Tùy chỉnh tính toán mặc định là 52 thời đoạn nhưng có thẻ điều chỉnh được. Giá trị này được vẽ dịch về trước 26 thời đoạn trong tương lai. (Theo tìm hiểu, đường dẫn B được xác định theo ví dụ sau: đường dẫn B tại ngày N được xác định bằng trung bình cộng của đỉnh và đáy trong 52 thời đoạn tính từ ngày N – 26 đến ngày N – 26 – 52).
Chikou Span (Đường trễ) (Lagging Span):
Công thức tính: Chính là giá đóng cửa của ngày hiện tại được thể hiện ở 26 thời đoạn trước. Mức mặc định là 26 thời đoạn nhưng có thể được điều chỉnh.
Hướng dẫn sử dụng mây Ichimoku trong phân tích kỹ thuật
Đồ thị dưới thể hiện chỉ số Down Jone Công nghiệp với các đường mây Ichimoku. Đường tín hiệu (màu xanh) là nhanh nhất và nhạy cảm nhất. Chú ý rằng nó bám sát hành động của đường giá nhất. Đường xu hướng (màu đỏ) đi theo đường tính hiệu nhưng bám theo biến động giá khá tốt. Mối quan hệ giữa Đường tín hiệu và Đường xu hướng tương tự mối quan hệ giữa đường trung bình động 9 ngày và đường trung bình động 26 ngày. Đường 9 ngày nhanh hơn và bám sát đường giá. Đường 26 ngày chậm hơn và thụt lại đằng sau đường 9 ngày. Nhân đây, chú ý rằng đường 9 và 26 ngày cũng dùng để tính MACD.
Đám mây (Kumo)
Đây là hình dạng nổi bất nhất của các đường mây Ichimoku. Các đường dẫn A (màu xanh) và B (màu đỏ) tạo nên đám mây. Đường dẫn A là trung bình cộng của Đường tín hiệu và Đường xu hướng. Bởi vì Đường tính hiệu và Đường xu hướng được tính toán với 9 và 26 thời đoạn, lần lượt, đường biên mây màu xanh di chuyển nhanh hơn đường biên mây màu đỏ mà là trung bình cộng của đỉnh và đáy trong 52 ngày. Cũng giống với đường trung bình động, đường trung bình ngắn hơn thì nhạy cảm ơn đường trung bình dài.
CÓ HAI CÁCH ĐỂ SỬ DỤNG ĐÁM MÂY XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG CHUNG.
Thứ nhất, xu hướng tăng khi giá ở trên đám mây, giảm khi giá ở dưới đám mây và đi ngang khi giá ở trong đám mây.
Thứ hai, xu hướng lên được củng cố khi Đường dẫn A (đường màu xanh) đi lên và ở trên Đường dẫn B (đường màu đỏ). Tình huống này tạo ra một đám mây màu xanh.Ngược lại, một xu hướng giảm được củng cố khi Đường dẫn A (màu xanh) đi xuống và ở dưới Đường dẫn B (màu đỏ). Tình huống này tạo ra một đám mây màu đỏ. Bởi vì đám mây được thể hiện cho 26 ngày sắp tới nên nó cũng cung cấp một cái nhìn thoáng qua về điểm hỗ trợ hoặc kháng cự trong tương lai.
Kết luận về mây Ichimoku
Các nhà đồ thị có thể xác định được xu hướng bằng cách dùng đám mây. Một khi xu hướng được xác định, tín hiệu thích hợp có thể được xác định bằng cách sử dụng các đường giá, đường xu hướng và đường tín hiệu. Tín hiệu cổ điển là nhìn vào đường tín hiệu cắt đường xu hướng. Trong khi tín hiệu này có thể có hiệu quả, nó cũng hiếm xảy ra trong xu hướng mạnh. Đa phần tín hiệu có thể được nhận dạng bằng cách xem xét đường giá cắt đường xu hướng (thậm chí đường tín hiệu).
The post Hướng dẫn cách sử dụng mây Ichimoku và cách sử dụng sao cho hiệu quả appeared first on Siêu chợ chứng khoán Nududo.
source https://www.nududo.com/huong-dan-cach-su-dung-may-ichimoku-va-cach-su-dung-sao-cho-hieu-qua/
Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019
Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019
Bollinger Bands là gì? Cách sử dụng hiệu hỏa với Hoa Loa Kèn và Ỷ Thiên Kiếm
via https://youtu.be/MoWMOO21RaE
Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019
Hướng dẫn sử dụng Bollinger bands. Cách sử dụng hiệu quả?
Mục đích chính của Bollinger bands là giúp nhà kinh doanh xác định được rằng liệu tài sản có được định giá hợp lý hay không, và giá cả trên thị trường là ổn định hay sẽ thay đổi theo các mức độ khác nhau. Điều này sẽ rất hữu ích đối với các nhà đầu tư bởi nó giúp họ biết được họ có đang trả giá hợp lý cho tài sản đó hay không, liệu giá của tài sản có quá cao, hay đây có phải là một cái giá có thể mang lại lợi nhuận cho họ trong tương lai.
BOLINGER BANDS LÀ GÌ?
Bollinger bands, được phát triển bởi John Bollinger vào năm 1983, không phải là cách duy nhất để đo lường sự biến động giá. Tuy nhiên, nó được xem là một công cụ hiệu quả để phân tính sự biến động về giá cả so với các công cụ khác, bao gồm phân tích những xu hướng cơ bản và các chỉ số như chỉ báo stochastics, đường trung bình (moving average) hội tụ và phân kì, các mô hình sóng và chênh lệch giá.
Hệ thống đo lường của công cụ này dựa trên sự biến động về giá. Trong hệ thống này có ba thành phần cơ bản: dải trên, dải dưới và dải giữa, trong đó dải giữa dựa trên đường trung bình giá, dải trên và dải dưới dựa trên độ lệch chuẩn giữa giá và đường trung bình. Độ lệch chuẩn là một phép đo toán học của việc các con số trong một nhóm lệch bao nhiêu so với mức trung bình của nhóm số đó, và các con số ở đây chính là giá cả.
Trong hầu hết các hệ thống phân tích, nhà kinh doanh có thể thay đổi các giai đoạn, được sử dụng trong việc tính toán các chỉ số, theo ý muốn của họ trên trục hoành thời gian, từ đó làm thay đổi độ lệch chuẩn. Vùng giới hạn giữa dải trên và dải dưới được biết đến như một “đường bao”, đây là phạm vi hoạt động của phần lớn các đường giá.
SỬ DỤNG BOLINGER BANDS NHƯ THẾ NÀO?
Một xu hướng giá hẹp theo hướng của dải trên hoặc dải dưới được xem là một xu hướng mạnh. Các nhà phân tích đặc biệt chú ý đến giá đang có xu hướng di chuyển đến gần dải trên hoặc dải dưới. Giá khi gần dải trên thì được xem là “quá mua” và có triển vọng bán tốt. Tương tự, giá khi gần dải dưới thì được xem là “quá bán” và có triển vọng mua tốt.
DẤU HIỆU GIAO DỊCH “ĐỈNH “VÀ “ĐÁY”
Hệ thống phân tích Bollinger sử dụng mô hình trực quan để xác định xem khi nào thị trường đạt mức giá cao hay thấp. Một trong những dấu hiệu chính của xu hướng giá là mô hình theo dạng chữ “W” cho đáy và “M” cho giá đỉnh của thị trường. Khi giá của một tài sản chạm mức mà nhà kinh doanh cho là đáy trên biểu đồ, họ sẽ đợi cho giá quay lại mức đó theo hình dạng chữ “W” để chắc chắn rằng giá của tài sản đó sẽ không giảm hơn nữa.
Khi giá tăng cao ở phần giữa trước khi giảm xuống lần thứ hai trong mô hình “W” được gọi là điểm “đột phá”. Nếu giá tăng trở lại sau lần giảm thứ hai của mô hình này thì giá được xem là đã thoái khỏi xu hướng giảm và bắt đầu một xu hướng tăng mới. Ngược lại như vậy đối với mô hình “M”. Nếu giá đang tăng lại có xu hướng giảm xuống, các nhà phân tích sẽ quan sát và tìm kiếm sự lặp lại của quá trình trên trong mô hình “M”. Khi giá giảm xuống dưới điểm “đột phá” ở lần giảm thứ hai trong mô hình trên thì giá đó sẽ bắt đầu một xu hướng giảm mới.
Việc giá vượt qua dải trên hoặc dải dưới của Bollinger Bands không nhất thiết được xem là một “tín hiệu” của sự biến động giá mới. Các nhà phân tích lưu ý rằng giá thường xuyên hướng dọc theo những đường giá và thỉnh thoảng thì vượt ra khỏi những đường này. Khi điều này xảy ra, biến động đó được gọi là “tag” cho biết giá đang ở mức đỉnh hay đáy trong một xu hướng giá ngắn hạn. Tuy nhiên, theo quan sát thì thường khi giá vượt quá dải trên hoặc dải dưới, nó sẽ trở về với giá trong vùng hướng về phía dải giữa.
Xu hướng biến động
Bollinger bands cũng được sử dụng để kiểm tra mức độ biến động tiềm năng của thị trường. Cụ thể, khi “đường bao” thu hẹp đáng kể thì nó được xem là một dấu hiệu cho thấy sự biến động sẽ sớm xảy ra trong tương lai. Điều này có thể giúp ích trong việc gợi ý cho các nhà đầu tư rằng cơ hội mua hoặc bán đang đến gần.
MỘT VÀI CHỈ SỐ KHÁC
Ngoài việc được sử dụng như một công cụ độc lập, Bollinger bands còn có thể phối hợp với các chỉ báo khác như chỉ báo xung lượng (momentum), khối lượng giao dịch (volume), trạng thái thị trường (sentiment), số lượng giao dịch đang mở (open interest) và dữ liệu liên thị trường (inter-market data)
Một chỉ số đặc biệt phổ biến thường được dùng với Bollinger bands là Relative Strength Index (RSI) đo lường mức độ thay đổi giá, được phát triển bởi J. Welles Wilder Jr. RSI được sử dụng để so sánh các chuyển động tăng của giá đóng cửa với chuyển động giảm trong một khoảng thời gian nhất định. Giống như các kĩ thuật về biểu đồ khác, chỉ số này có thể được sử dụng để tìm kiếm các dấu hiệu quyết định xu hướng thị trường giá lên (bull market), thị trường giá xuống (bear market), xu hướng đảo chiều và những sự điều chỉnh giá lớn khác.
The post Hướng dẫn sử dụng Bollinger bands. Cách sử dụng hiệu quả? appeared first on Siêu chợ chứng khoán Nududo.
source https://www.nududo.com/huong-dan-su-dung-bollinger-bands-cach-su-dung-hieu-qua/
Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019
Cách sử dụng Thần Kiếm (mô hình harmonic) hiệu quả dự đoán đỉnh đáy chính xác 99%
via https://youtu.be/u7w2trCbQwk
Mô hình HARMONIC áp dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán – tài chính (Thần kiếm)
Nó là gì và quy luật chuyển động như thế nào?
Một leading indicator có thể giúp xác định khi nào và ở đâu khi cần nhập lệnh bán (sell), hoặc thoát ra hay mua vào (buy). Một mẫu chart trong một khung thời gian thực, có dạng hình học bao gồm ba đoạn giá (xu hướng) liên tiếp. Nhìn nó giống với đường đi của một tia chớp trên biểu đồ giá. Nó phản chiếu nhịp điệu mà trong đó thị trường đang biến động và đầy sức sống. Tại sao nó lại có vai trò quan trọng như vậy? Giúp xác định các cơ hội giao dịch tại các vị trí bất kỳ và hầu hết với mọi khung thời gian (intraday, swing, position). Xác suất là cao nhất cho mỗi giao dịch khi nhập lệnh (mua hay bán) tại điểm D, khi mô hình tương đối đã hình thành (Tức là khi mô hình hoàn thành, tiềm năng giao dịch có kết quả cao sẽ là tại điểm D) Nó có thể cung cấp một tín hiệu mạnh mẽ hơn khi giao dịch nó có thể kết hợp với các Pattern khác – trong cùng một khoảng thời gian hoặc trên nhiều timeframes. Vậy làm cách nào để xác định chính xác mô hình ABCD và dựa vào đó để nhập lệnh. Mỗi điểm đổi chiều và được định vị bằng các điểm (A, B, C, và D) đại diện cho một cao hoặc thấp đáng kể trên một biểu đồ giá và tốt nhất nên áp indicator Zicza (significant high or significant low). Những điểm này xác định ba lần liên tiếp các đoạn được tạo thành và đây là mô hình “ba đoạn”. Ta sẽ có đoạn AB, đoạn BC, và đoạn cuối tiếp theo là CD.
Ta bắt đầu từ điểm A nhé. Đây là mức thấp tương đối trong khoảng thời gian đang quan sát. Và tiếp theo là điểm B cao hơn (sau đó giá chuyển hướng xuống). Trong khi di chuyển từ A đến B không được có những điểm thấp hơn điểm A, và không có những điểm cao hơn điểm B (các bạn hãy quan sát khng 5M, có rất nhiều pattern loại này, và trong khung thời gian này, lợi nhuận sẽ đạt khoảng trên dưới 20 pip). Điểm C tiếp theo phải ở trên điểm A (đến đây giá quay lên). Trong khi di chuyển từ B đến C, không được có các điểm cao hơn hay thấp hơn B và C. Lý tưởng nhất là điểm C đạt được 61,8% hoặc 78,6% của AB (dùng Fibo để xác định). (Đây là mẫu trên hình: “Classic” ABCD pattern). Còn thị trường có xu hướng biến động mạnh mẽ, thì đoạn BC chỉ có thể đạt được 38,2% hoặc 50% AB. Điểm D phải trên điểm B. Cũng như nguyên tắc trên, khi đi từ C đến D, không được có điểm nào thấp hơn C và cao vượt D (xem hình dưới). Nếu CD = AB. Ta có pattern “AB = CD”. Đoạn CD có thể là 127,2% hay 161,8% của BC (“Classic” ABCD pattern). Đoạn CD có thể là 127,2% hay 161,8% của AB ta có (ABCD Extension pattern). Có thể có đợi thêm một thời gian xác nhận khi giá nằm trong đoạn CD, cho cân xứng với AB. Thời gian cho đoạn CD có thể bằng thời gian của đoạn AB, hoặc giữa 61,8% -161,8% để đoạn CD hoàn tất.
Ví dụ 1: USD / CHF, 1 giờ:
2)The bearish butterfly Pattern (Nguyên tắc cánh bướm)
– Chứa một pattern bearish ABCD và một điểm cao X
– D nằm trên đường line của Fibonacci extension.
– Điểm D = Fibonacci extension của BC và XA
– Lập 2 tam giác tại điểm XAB, và BCD đối xứng nhau qua B (Xem hình dưới)
– Pattern chỉ hiệu quả cao khi chỉ 2 điểm cao nhất và thấp nhất: D – tops (highs) và A – Bottoms (lows).
Vậy lý do vì đâu mà có hiệu quả giao dịch khi có pattern trên?
Pattern này không có tác dụng nếu không có một bearish ABCD rõ ràng.
Cách tìm pattern này như sau:
Pattern Butterfly là các mẫu tương tự như các mẫu trong Gartley giống và tương tự như chữ “W” hình thành trên một biểu đồ giá. Tuy nhiên, một mô hình hoàn chỉnh hình con bướm tại khi D và X nằm trên hai đường cấp độ mở rộng riêng biệt Fibonacci (D là trên X) trong khi các Gartley hoàn thành tại các đường hội tụ của một Fibonacci retracement và mở rộng (D dưới X). Các symmetry (đối xứng) giữa kết hợp 2 tam giác tại điểm B là một trong những chìa khóa để tìm ra mô hình này.
Các giao động của giá (Swing) từ A đến D có giá trị là 127,2% 161,8% mở rộng của đoạn XA. (Tức là: D phải ở trên X). ABCD phải hợp lệ được quan sát trong các extension move (AD). Các xác nhận có thể công nhận pattern hình thành khi khi 2 tam giác XAB và BCD hình thành tỷ lệ. D di chuyển vượt lên X với giá trị xấp xỉ 161,8% mẫu và giống như có thể hình thành một đợt tăng giá mạnh.
Ví dụ 1: EUR/GBP, 15 phút
The post Mô hình HARMONIC áp dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán – tài chính (Thần kiếm) appeared first on Siêu chợ chứng khoán Nududo.
source https://www.nududo.com/mo-hinh-harmonic-ap-dung-trong-phan-tich-ky-thuat-chung-khoan-tai-chinh-than-kiem/
Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019
Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019
Cách nhật biết cổ phiếu tạo đáy và đánh giá một vài cổ phiếu có dấu hiệu tạo đáy sắp tới
via https://youtu.be/RV3PW9ISfNc
Khóa học đầu tư chứng khoán online miễn phí và các lớp học chứng khoán miễn phí
via https://youtu.be/nuszDe5wCtk
Cách lọc cổ phiếu, thêm sửa xóa code vào Amibroker và sử dụng một vài công cụ
via https://youtu.be/lWP3gcRe4rk
Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019
Hướng dẫn cài đặt IFT LIVE DATA cấp dữ liệu cho Amibroker (Datafeed miễn phí)
via https://youtu.be/pUdXpvIjq9o
Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019
Khuyến nghị mua cổ phiếu REE, GMD (W), VSC, VPB và phân tích các cổ phiếu theo yêu cầu
via https://youtu.be/zMK54e8p2Sk
Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019
Giới thiệu về công cụ Ibroker của BSC

- Kim – Trợ lý phân tích định lượng: là trợ lý giúp nhà đầu tư xem các mã cổ phiếu đơn lẻ dựa trên phân tích kỹ thuật; biến động dòng tiền theo các nhóm ngành thị trường; tra cứu tin tức báo chí.
- Mộc – Trợ lý Phân tích cơ bản: là trợ lý phân tích các chỉ tiêu tài chính của từng mã cổ phiếu ở kỳ hiện tại.
- Thủy – Trợ lý Báo cáo phân tích: là trợ lý cung cấp các báo cáo cập nhật, phân tích ngành và doanh nghiệp của các chuyên viên phân tích BSC.
Lợi ích công cụ Ibroker mang lại cho nhà đầu tư
- Thông tin tư vấn chất lượng cập nhật những biến động của thị trường theo từng phút, được xử lý và phân tích chuyên sâu.
- Tốc độ tìm kiếm, phân tích thông tin nhanh chóng, gần như ngay lập tức trả kết quả cho người dùng.
- Thời gian hoạt động liên tục 24/7/365 đảm bảo sẵn sàng giải đáp yêu cầu của khách hàng tại bất cứ thời điểm nào trong ngày.
- Sử dụng dễ dàng, hoàn toàn không đòi hỏi các thao tác phức tạp từ người sử dụng. Khách hàng sử dụng iBROKER ngay tại trang chủ của BSC, thay vì phải cài đặt thêm bất cứ phần mềm nào.
- Hình thức tương tác thân thiện với người dùng, hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho nhà đầu tư.
Các bước để sử dụng đươc công cụ BSC Ibroker
- Bước 1: Mở tài khoản giao dịch tại BSC tại đây: Mở tài khoản giao dịch chứng khoán
- Bước 2: Đăng ký sử dụng BSC iBroker tại trang chủ của BSC
- Bước 3: Đăng nhập bằng số tài khoản giao dịch hoặc email để sử dụng BSC iBroker
Với tốc độ xử lý thông tin nhanh chóng cùng chất lượng chuyên sâu, iBroker mang đến cho nhà đầu tư một trải nghiệm sản phẩm tuyệt vời khi giao dịch. Đặc biệt, nhà đầu tư không phải cài đặt thêm bất cứ phần mềm nào mà được sử dụng trực tiếp trên nền tảng website BSC mọi lúc mọi nơi, không kể ngày nghỉ hay lễ tết. Các nhà đầu tư quan tâm tới mở tài khoản chứng khoán BSC và hỗ trợ tư vấn đầu tư có thể liên hệ với chúng tôi.
The post Giới thiệu về công cụ Ibroker của BSC appeared first on Siêu chợ chứng khoán Nududo.